神經內科

衛教單張編號:A7330105v
 
Những Điều Cần Chú Ý Đối Với Người Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não Khi Ở Nhà
By 神經內外科病房 | August, 2024

Những điều cần chú ý khi sử dụng thuốc
  • Người bệnh mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, bệnh tiểu đường, cao mỡ máu, đều phải đến phòng khám theo dõi định kỳ, uống thuốc đúng giờ và có chế độ ăn uống và vận động thích hợp, để giảm biến chứng mạch máu, giảm cơ hội phát sinh tai biến mạch máu não.
  • Uống thuốc đúng giờ theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý điều chỉnh liều lượng, số lần hoặc dừng thuốc.
  • Khi uống kèm với thuốc Bắc, thì phải được bác sĩ Đông y hướng dẫn dùng thuốc, tránh các loại thuốc ảnh hưởng lẫn nhau.
  • Đề nghị không sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc.
Những điều cần chú ý trong chế độ ăn uống
  • Ăn uống cân bằng dinh dưỡng, chia theo khẩu phần và lượng nhất định, áp dụng chế độ ăn uống ít đường, ít mỡ, và ăn thêm nhiều thức ăn nhiều chất xơ.
  • Ăn thêm nhiều rau củ quả tươi. Đối với người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều các loại trái cây như cà chua, táo hoặc cam bưởi v.v… Nếu có thắc mắc thì có thể hỏi thêm bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn.
  • Đề nghị cai thuốc lá, ít uống rượu bia, tránh các thức ăn gây kích thích như ớt, mỳ chính, đồ ăn cay.
  • Trường hợp hôn mê, thì nên sử dụng phương thức cho ăn qua ống thông dạ dày, đồng thời phải chú ý tình hình tiêu hóa và vệ sinh ống thông dạ dày của người bệnh.
  • Trường hợp tỉnh táo nhưng bị rối loạn nuốt, thì phải sử dụng phương thức cho ăn thức ăn mềm nhuyễn, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc cho ăn sau đây:
  • Phương thức nấu ăn:
    • Nên nấu theo phương thức hấp, trần, trộn.
    • Chọn dùng dầu ăn thực vật, ít chiên, rán ngập dầu.
    • Ít muối, ít đường, ít dầu mỡ, sử dụng các gia vị hành, gừng, cà chua, giấm, ngũ hương, chanh v.v… để tăng thêm hương vị.
    • Mỗi ngày không nên sử dụng quá 5g (khoảng 1 thìa nhỏ) muối ăn trở lên, tránh xì dầu và các thức ăn ngâm muối, để giảm tình hình phù nề tay chân.
Những điều cần chú ý khi hoạt động, vận động
  • Khuyến khích vận động thêm, trường hợp khó đi lại thì phải có người chăm sóc suốt quá trình vận động và chú ý an toàn.
  • Việc điều trị phục hồi chức năng sẽ do bác sĩ chuyên kho về phục hồi chức năng đánh giá và xem xét, sau đó sẽ sắp xếp các buổi điều trị phục hồi chức năng, khi thực hiện các hoạt động phục hồi chức năng, người chăm sóc phải ở bên cùng tham gia, phòng ngừa té ngã.
  • Trường hợp không thể tự hoạt động, vệ sinh cơ thể hàng ngày, thì phải lật người 2 tiếng một lần hoặc tùy theo tình trạng của người bệnh, để tránh phát sinh tổn thương do ép đè và viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu sau này.
  • Hỗ trợ người bệnh chân tay bị mất sức hoặc cứng đơ tiến hành các hoạt động khớp một cách bị động, hàng ngày ít nhất 3 lần, mỗi lần ít nhất 15 phút, tránh để cho khớp bị teo và cứng đơ.
  • Cơ thể quá cứng, thì không nên cưỡng chế cố kéo thẳng hoặc gập khúc, tránh để các mô mềm hoặc khớp bị tổn thương.
Hạng mục đời sống thường nhật
  • Mặc quần áo thoải mái, tiện cởi ra và dễ giặt, khi mặc nên bắt đầu từ phía khó chịu trước, khi cởi nên bắt đầu từ phía không khó chịu trước, để tiện cởi ra.
  • Bảo vệ an toàn, phòng ngừa té ngã:
    • Ánh sáng trong phòng phải đủ sáng, tránh quá tối; ban đêm có thể sử dụng đèn đêm nhỏ, phòng ngừa té ngã.
    • Cửa phòng cố gắng không có bậc ngưỡng, lắp thêm tay vịn và đệm chống trơn trên mặt sàn trong phòng tắm, đồng thời sử dụng bồn cầu kiểu ngồi, để tránh té ngã.
    • Giường cứng mềm vừa phải, chủ yếu để người bệnh cảm thấy dễ chịu; độ cao lý tưởng của giường là khi hai chân xuống giường vừa để chạm vào sàn.
    • Tùy theo tình trạng của người bệnh sử dụng gậy chống, thiết bị hỗ trợ đi lại, xe lăn để hỗ trợ đi lại, đồng thời thường xuyên kiểm tra công cụ hỗ trợ này có an toàn hay không.
    • Chú ý thay đổi nhiệt độ, mặc thêm hoặc bỏ bớt quần áo cho phù hợp, tăng cường giữ ấm, tránh phát sinh bệnh tai biến mạch máu não.
Quay lại phòng khám theo dõi
Quay lại phòng khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp theo dõi ổn định, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc mãn tính tùy theo tình trạng người bệnh, để quay lại phòng khám theo dõi và điều trị lâu dài.
Những điều cần chú ý đặc biệt
  • Bỗng nhiên hôn mê.
  • Khó thở.
  • Chân tay ngày càng mất sức.
  • Rối loạn ngôn ngữ.
  • Rối loạn thị lực – nhìn có hai hình, lờ mờ, không rõ.
  • Động kinh.
Nếu có các tình trạng nêu trên đột nhiên xảy ra, thì phải lập tức đưa đến bệnh viên.

~諮詢電話~
│奇美醫院│電話:(06)281-2811轉53902-3
│柳營奇美│電話:(06)622-6999轉77731-3
│佳里奇美│電話:(06)726-3333轉35590-1
│奇美醫院│
電話:(06)281-2811轉53902-3
│柳營奇美│
電話:(06)622-6999轉77731-3
│佳里奇美│
電話:(06)726-3333轉35590-1